(Vtrend.vn) Chính sách thuế mới của chính quyền Mỹ đối với hàng hóa thời trang Trung Quốc được nhập khẩu vào nước này gây nên nhiều tác động.

Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ (AAFA) và Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF) đã cảnh báo rằng quyết định của chính quyền Trump áp dụng thuế XNK 10% trên mỗi trị giá 200 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm “tổn thương” hầu bao của người tiêu dùng thời trang Mỹ. Giá hàng hóa thời trang Trung Quốc được nhập khẩu sẽ tăng lên và người tiêu dùng sẽ là đối tượng chi trả cho khoản đó.

Vừa qua, văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố một danh sách mới về những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà họ muốn áp đặt luật thuế mới này. Danh sách bao gồm: vật liệu dệt bông, sợi tổng hợp, tơ tằm, len, sợi và vải được làm từ những vật liệu trên.

thời trang Trung Quốc 1

Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế xuất nhập khẩu tại Phòng ngoại giao của Nhà Trắng. (Ảnh: Doug Mills/The New York Times)

Robert Lighthizer của USTR chia sẻ khi công bố bản danh sách: “Trong hơn một năm, chính quyền Trump đã kiên nhẫn kêu gọi Trung Quốc dừng những hoạt động thương mại bất bình đẳng, mở cửa thị trường và tham gia cạnh tranh thị trường thực sự… Thay vì giải quyết các mối quan tâm chính đáng của chúng tôi, Trung Quốc đã bắt đầu trả đũa các hàng hóa của Mỹ. Không có lý do chính đáng nào cho hành động này”.

Nhiều sản phẩm dệt, phụ kiện và hàng hóa du lịch được đưa vào danh sách mới, AAFA cho biết nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc và giày dép nói riêng, ngành công nghiệp thời trang Mỹ nói chung và các đối tác bán lẻ của họ.

Hệ thống thời trang cao cấp nước Mỹ đang suy thoái như thế nào?
Vì sao hệ thống thời trang cao cấp Mỹ gặp khó khăn trong thời kỳ kinh tế đang tăng trưởng tốt? Do đâu người Mỹ “quay lưng” với thời trang cao cấp…

Chủ tịch kiêm CEO của AAFA Rick Helfenbein cho biết: “Động thái này của chính quyền Trump sẽ không đạt được điều gì để hỗ trợ cho người lao động, người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp thời trang Mỹ. Bằng cách đưa thêm các mặt hàng như túi xách, mũ và hàng dệt may vào danh sách sản phẩm bổ sung này, chính quyền đã cho thấy mối quan tâm của họ không phải nhằm hướng đến công chúng Mỹ với ‘Thuế của Trump’ (nguyên văn: ‘Trump Tax’). Điều này dẫn đến các chi phí lạm phát trong chuỗi cung ứng, cuối cùng tất cả sẽ được chi trả bởi người tiêu dùng”.

thời trang Trung Quốc 2

(Ảnh: FameFlynet UK)

Helfenbein nói thêm: “Với hơn 84% đồ dùng du lịch của Hoa Kỳ được nhập khẩu từ Trung Quốc, chính sách thuế này sẽ gây ra tổn thương rất lớn. Chính quyền đã đẩy chúng tôi vào khó khăn, nếu điều này tiếp tục diễn ra, cộng đồng may mặc, phụ kiện và giày dép của chúng tôi có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Là một ngành công nghiệp, chúng tôi vốn đã luôn chịu các quy định và mức thuế cao”.

Phản ứng mạnh mẽ với động thái của chính phủ, Phó chủ tịch cấp cao của NRF về quan hệ chính phủ, ông David French cho rằng đây là một chiến lược liều lĩnh có thể gây tác động ngược đến các hộ gia đình và người lao động Mỹ. Thuế quan trên phạm vi rộng lớn như vậy trong ngành thời trang Mỹ sẽ khiến giá thành các sản buộc phải tăng lên và các hệ lụy sau đó có thể gây ảnh hưởng đến hàng ngàn công việc, gây tổn hại người nông dân, doanh nghiệp địa phương và cả cộng đồng.

thời trang Trung Quốc 3

(Ảnh:  Bijenkorf)

Hệ thống thương mại trên thế giới hiện nay được tổ chức theo các chuỗi sản xuất với nhiều cơ sở sản xuất đặt tại nhiều quốc gia, vì vậy ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ dừng lại trong phạm vi mỗi nước. Nhiều tổ chức kinh doanh tại Mỹ lo ngại rằng mức thuế mới này có thể thúc đẩy các nước khác trên thế giới tăng rào cản thương mại của mình.

Jake Parker đến từ Hội đồng kinh doanh Mỹ – Trung Quốc cho biết: “Một nỗ lực tập trung để khắc phục vấn đề sẽ tốt hơn việc áp đặt các biện pháp trừng phạt có thể đem lại thiệt hại tài sản thế chấp của các hộ gia đình, nông dân và nhà sản xuất Mỹ”.

Cả AAFA và NRF đề kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump quay lại đàm phán với phía Trung Quốc đồng thời làm việc thông qua một liên minh toàn cầu chia sẻ những quan ngại của Mỹ. Trong một phát biểu của AAFA nêu lên: “Nếu chính quyền từ chối đưa ra động thái đại diện cho công chúng Mỹ, Quốc hội sẽ phải thực thi quyền hạn của mình trong Điều I mục 8 để điều tiết thương mại với các quốc gia khác”.

Căng thẳng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang giữa Mỹ và Trung Quốc mặc dù tồn tại nhiều khả năng gây ảnh hưởng về vấn đề thuế quan đến các nước trong khu vực nhưng nó vẫn được đánh giá sẽ mở ra những thách thức và cơ hội mới cho các nước thuộc “thế giới thứ ba” nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự bất ổn trong mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung khiến các nhà đầu tư tìm đến những thị trường ổn định với nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp, đem đến cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo elle.vn
Minh Xuan.