(Vtrend.vn) Nhóm ngân hàng sau chuỗi ngày bùng nổ đã chững lại và chỉ còn MBB, BID, CTG, STB tăng điểm đáng chú ý. Trong khi đó, ACB, VCB, VPB, LPB, HDB đều giảm khá mạnh.

Về cuối phiên, giao dịch vẫn diễn ra khá giằng co và đà tăng tập trung chủ yếu ở nhóm Bluechips. VIC, GAS, BVH, HPG, BID, MSN, ROS, PNJ…là những cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường. Trong đó, ROS tăng trần về cuối phiên và cũng là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp.

Nhóm ngân hàng sau chuỗi ngày bùng nổ đã chững lại và chỉ còn MBB, BID, CTG, STB tăng điểm đáng chú ý. Trong khi đó, ACB, VCB, VPB, LPB, HDB đều giảm khá mạnh.

Trong khi đó, các cổ phiếu dầu khí GAS, PVS, PVD, PXS…vẫn duy trì đà tăng nhờ sự ủng hộ từ giá dầu quốc tế.

Các cổ phiếu ngành bất động sản, xây dựng cũng có phiên giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng mạnh như CTD, DRH, FCN, DIG, CEO, HLD, KBC, VIC, NLG, ROS, PC1…

Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex tăng 9,97 điểm (0,86%) lên 1.169,36 điểm; trong khi Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm. Giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 8.700 tỷ đồng.

=================================

Những phút đầu phiên chiều diễn ra hết sức tích cực khi VnIndex tăng vượt qua 1.172 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán khá mạnh tại vùng đỉnh lịch sử đã khiến thị trường mau chóng “hạ nhiệt”.

Tính tới 14h10’, VnIndex tăng 7,5 điểm (0,65%) lên 1.166,89 điểm; trong khi Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm. Trên cả 3 sàn, số mã giảm điểm đang nhiều hơn số mã tăng. Thanh khoản thị trường nhìn chung khá thấp với 260 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.925 tỷ đồng.

VIC tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt đà tăng thị trường, cổ phiếu này hiện tăng 3.600 đồng lên 107.800 đồng.

==================================

Sau khi chạm ngưỡng 1.170 điểm, áp lực chốt lời trên dần gia tăng khiến thị trường dần “hạ nhiệt”. Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex chỉ còntăng 8,75 điểm (0,75%) lên 1.168,14 điểm; trong khi Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm.

Thanh khoản trên toàn thị trường cũng không quá cao, chỉ đạt 179 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 4.571 tỷ đồng. Số mã tăng điểm trên 3 sàn đạt 275 mã, không quá áp đảo so với 240 mã giảm giá.

Đà tăng trong phiên sáng chủ yếu đến từ nhóm Bluechips, tiêu biểu là VIC (tăng gần 3.000 đồng). Ngoài ra, các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG, VPB cũng hỗ trợ khá tốt cho đà tăng của thị trường. Ngược lại, những cái tên như VRE, VJC, SAB, REE giảm điểm khiến thị trường thiếu sự đồng thuận.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng hiện đang thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng điểm như CTD, CEO, DIG, DRH, FCN, HUT, VIC,…Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán đang giao dịch khá giằng co.

==================================

Đến 10h47’, chỉ số VnIndex đã chạm vượt 1.170 điểm, đây là mốc lịch sử mà sau 11 năm TTCK Việt Nam mới lại có được.

Các Bluechips BVH, FPT, GAS, VIC, HPG, PNJ, MWG,…cũng như các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VCB, VPB, MBB, HDB…đang là động lực quan trọng giúp thị trường vượt mốc 1.170 điểm.

VnIndex mất mốc lịch sử 1.170 điểm trong những phút cuối phiên, bất chấp nỗ lực bứt phá từ VIC, GAS, BVH, ROS… - Ảnh 1.

=============================================

 Phiên giao dịch 21/3 mở cửa với sự hưng phấn ngay từ những phút đầu tiên. Sắc xanh tại thị trường Mỹ trong đêm qua, cũng như sự bứt phá mạnh của giá dầu đã tác động tích cực tới thị trường Việt Nam.

Tại thời điểm 9h50’, chỉ số VnIndex tăng 7,51 điểm (0,65%) lên 1.166,9 điểm; Hnx-Index tăng 0,36 điểm (0,27%) lên 135,64 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ.

Nhóm cổ phiếu Bluechips PLX, BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, MWG…cũng như các cổ phiếu ngân hàng VPB, CTG, BID, VCB, MBB,…đang là động lực thức đẩy thị trường bứt phá. ROS sau phiên tăng trần hôm qua đã điều chỉnh khá mạnh và hiện giảm gần 8.000 đồng.

Ở nhóm chứng khoán, HCM, SSI, VCI, VDS…cũng thu hút dòng tiền khá tốt và đang tăng điểm. Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng như VCG, VIC, CTD, DIG, DXG, FCN, CTI…đang giao dịch khá sôi động. Trong đó, VIC hiện leo lên 106.000 đồng và là đỉnh cao mới của cổ phiếu.

Bên cạnh đó, nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVC, PXS…cũng đồng loạt tăng điểm nhờ sự hồi phục của giá dầu thế giới.

APC sau 2 phiên hồi phục tiếp tục bị “xả hàng” không thương tiếc và hiện đang giảm sàn “trắng bên mua”. Tương tự, SLS cũng bị bán khá mạnh và có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp.

Minh Anh

Theo Trí thức trẻ