(Vtrend.vn) Dữ liệu tháng tháng 12 khép lại trọn vẹn một năm tích cực của lĩnh vực sản xuất Việt Nam khi PMI tháng này có kết quả bằng mức trung bình năm 2018, mức cao nhất kể từ cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2011.
Mức này dù đã giảm so với kết quả gần đạt mức kỷ lục là 56,5 điểm của tháng 11, nhưng tương đương mức trung bình của cả năm 2018.
Theo Nikkei, tháng 12 đã khép lại trọn vẹn một năm tích cực của các nhà sản xuất Việt Nam khi kết quả chỉ số PMI trung bình năm là cao nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào năm 2011.
Sản lượng tiếp tục tăng trong tháng 12. Lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng đáng kể, theo đó, thời gian tăng đã kéo dài thành 37 tháng. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng mạnh vào cuối năm.
Nhờ vào điều này, các công ty đã tích cực trong việc tuyển dụng. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp xảy ra hiện tượng này.
Các thành viên được khảo sát cho biết giá cả một số mặt hàng như dầu lửa và giấy đã giảm. Vì vậy, giá cả đầu ra cũng đã giảm tương ứng. Giá bán hàng đã giảm trong 4 tháng qua với mức giảm trong tháng 12 là đáng kể nhất trong gần 3 năm.
Mức độ lạc quan của các nhà sản xuất được Nikkei cho biết gần như tương đương mức trung bình của lịch sử chỉ số sau khi đã giảm từ mức gần kỷ lục được ghi nhận trong tháng trước.
Những kỳ vọng tích cực đã khuyến khích các công ty tiếp tục gia tăng hoạt động mua hàng trong tháng 12 với mức độ đáng kể. Những nỗ lực gia tăng dự trữ hàng tồn kho cũng được nhắc đến.
Ông Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit nhận xét thành công mới đây của các công ty sản xuất Việt Nam khi đạt được số lượng lớn đơn đặt hàng mới đã tiếp nối trong tháng 12.
“Điều này có nghĩa năm 2018 là năm tốt nhất của lĩnh vực sản xuất kể từ khi cuộc khảo sát chỉ số PMI bắt đầu vào năm 2011, và từ đó tạo đà cho một năm 2019 tích cực, mặc dù đâu đó trong nền kinh tế toàn cầu vẫn có khó khăn”, ông nói.
Theo cafef.vn
Minh Xuan.