(Vtrend.vn) Anh Hoà bảo anh không muốn gọi là quán cơm dành cho người nghèo, hay người có thu nhập thấp mà anh gọi với cái tên dễ chịu hơn: Quán dành cho người lao động có thu nhập chưa cao. Chưa cao nghĩa là sẽ cao, nếu ta biết cố gắng thay đổi cuộc đời mình. 

Ở Sài Gòn nếu kể ra cũng có trên dưới chục quán cơm xã hội hỗ trợ cho người lao động. Sự hiện diện của những quán cơm đầy ý nghĩa này không chỉ giúp cho người lao động tiết kiệm được một khoảng tiền mà còn đem đến cho họ cảm giác được sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống.

Trong số những quán cơm ấy, có một quán cơm chay 5.000 đồng khiến mọi người ấn tượng với dòng chữ được dán ở trước quán: “San sẻ bữa trưa hàng ngày với người có thu nhập chưa cao”. Đúng vậy, là người có thu nhập chưa cao chứ không phải là người có thu nhập thấp hay người nghèo. Và vì quán cơm này đã tồn tại nửa thập kỷ qua, ngay mặt tiền đường, “buôn may bán đắt” như mọi quán ăn khác ở Sài Gòn. Hẳn người chủ quán đã rất “giàu” mới có thể duy trì được một quán cơm với mức giá như thế, và đúng vậy, anh giàu, không giàu tiền giàu bạc nhưng giàu tình thương.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 1.

Dòng chữ nổi bật trước quán cơm.

Anh chàng bán chuối chiên mở quán cơm chay 5k ở Sài Gòn

Thành lập từ cuối năm 2013, đến năm quán cơm chay Thiên Phước đã hoạt động được gần 5 năm. Anh Trần Phước Hoà (42 tuổi) tâm sự: “Trước đây tôi từng cùng mọi người đi phát cơm cho người vô gia cư, sau những lần đó tôi suy nghĩ và muốn làm điều gì đó để có thể san sẻ những khó khăn của mọi người hàng ngày. Nhờ sự hỗ trợ của nhiều bạn bè người thân tôi đã thành lập nên quán cơm chay 5.000 đồng đầu tiên trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận 5)“.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 2.

Quán được thành lập từ cuối năm 2013.

Ban đầu quán dự tính sẽ không thu tiền của khách, thế nhưng tính toán đường dài thì quán vẫn cần một số tiền để duy trì ở mức cơ bản, đồng thời người lao động cũng sẽ có cảm giác phụ thuộc nếu nhận cơm miễn phí trong một thời gian dài. “Thật ra mình không lấy tiền người ta không chịu đâu, dù ít dù nhiều người ta cũng làm ra tiền mà. Nên quán thống nhất lấy mức giá chung là 5.000 đồng cho một suất cơm chay” – anh Hoà chia sẻ.    

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 3.

Anh Hoà là người sáng lập nên quán cơm.

Anh Hoà bảo quán cơm thực chất hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp hoặc người nghèo nhưng anh muốn tìm một từ nào đó dễ chịu hơn nên đã viết là người có thu nhập chưa cao. 

Chưa cao có nghĩa là sẽ cao, quan trọng là bản thân mình có cố gắng hay không. Nhiều năm qua tôi quan sát thấy khách đến quán đa phần là người chịu khó lao động, chứ không phải biếng lười. Họ là những chú xích lô, cô ve chai, chị vé số… làm việc cả ngày đôi khi đến tối muộn mới xong việc, nhưng vì nhiều lý do mà chưa thể khá giả được. Tuy nhiên ở Sài Gòn này ai cũng có cơ hội, chỉ cần cho mọi người 1 hy vọng”.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 4.

Khách của quán đa phần là người lao động ở khu vực quận 5.

Bản thân anh Hoà gần 20 năm trước khi bôn ba khắp nơi để mưu sinh cuối cùng đã chọn dừng chân ở Sài Gòn. Anh chàng làm đủ thứ nghề, đi lên từ những gian khó, để rồi giờ đây có một cơ sở kinh doanh chuối chiên nổi tiếng khắp thành phố. Cũng vì thế, anh dốc tâm làm nên quán cơm chay này cốt để cảm ơn những điều tốt đẹp mà Sài Gòn đã đem đến.

"Giàu" như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập "chưa cao", 5 năm đắt hàng - Ảnh 5.
"Giàu" như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập "chưa cao", 5 năm đắt hàng - Ảnh 5.
"Giàu" như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập "chưa cao", 5 năm đắt hàng - Ảnh 5.
"Giàu" như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập "chưa cao", 5 năm đắt hàng - Ảnh 5.
"Giàu" như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập "chưa cao", 5 năm đắt hàng - Ảnh 5.

Mở một quán cơm dành cho người có thu nhập “chưa có” là cách để anh bán chuối chiên cảm ơn cuộc đời.

Thiện nguyện không phải 1 ngày 1 bữa, mà là một con đường dài

11h trưa, khách đến quán ăn cơm mỗi lúc một đông hơn. Trước quán có để sẵn một chậu rửa tay nhằm khuyến khích mọi người rửa tay trước khi ăn cơm. Thông thường mỗi ngày sẽ có 2 món kho, 2 món rau và 1 món canh. Cơm và canh sẽ do khách tự lấy, nhiều hay ít tuỳ vào sức ăn của mỗi người, miễn sao bước ra khỏi quán phải thật là no.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 6.

Quán mở bán từ 11h đến tầm 1h trưa từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi tuần.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 7.

Cơm và canh do khách tự phục vụ, miễn sao no bụng là được.

Ông Hưng (74 tuổi) trước đây làm nghề chạy xích lô, giờ lớn tuổi ông bán xích lô chuyển sang ở trọ bên Ngã Tư 4 Xã (Quận Bình Tân), ông là khách hàng quen thuộc của quán từ những ngày đầu.

Cơm ở đây giá rẻ mà rất ngon, chỉ 5 ngàn thôi mà ăn chừng nào no mới thôi, với lại mấy cô chú bên quán nói chuyện dễ thương lắm nên giờ không ở gần đây nữa nhưng trưa nào tôi cũng đạp xe qua đây ăn cơm” – ông chia sẽ về hành trình mỗi ngày đạp xe đạp hơn 1 tiếng đồng hồ để đến quán cơm 5k.

 
Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 8.

Ông Hưng là một khách hàng thân thiết của quán.

Nhiều người lao động ăn ở quán rồi quý mến, hễ nhà có gì thì đem qua đóng góp cái đó, lúc thì một ít gạo, lúc thì chai dầu ăn hay bịch muối, những món quà nhỏ bé thế thôi nhưng là cả tấm lòng của những con người đã trót mang duyên với quán cơm đáng yêu này.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 9.

Phần cơm chay 5000 đồng nhưng được chuẩn bị rất chu đáo.

Chị Út (đầu bếp chính ở quán) tâm sự: “Mỗi ngày chị chuẩn bị nấu nường từ 6h sáng để làm 20 suất cơm cho bà con. Tuy vất vả nhưng thấy mọi người vui chị cũng vui. Chị ăn chay trường 10 năm nay rồi, nên nấu ăn rất cẩn thận mong muốn đem đến những món chay ngon nhất cho khách“.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 10.

Chị Út cho biết các nguyên vật liệu đều được sơ chế cẩn thận.

Rõ ràng ngày từ đầu mở ra quán cơm này anh Hoà đã biết con đường đi của quán là không hề dễ dàng. Thế nhưng dẫu có những lúc quán gặp phải khó khăn về tài chính, nhân sự thì anh vẫn luôn cố gắng để duy trì hoạt động. “Anh làm không phải là 1 ngày 1 bữa, mà là đường dài. Mở một quán cơm xã hội thì không khó, nhưng việc duy trì hoạt động của nó mới khó. Anh chỉ mong công việc kinh doanh của mình thuận lợi để có thể tiếp tục con đường này càng xa càng tốt” – anh Hòa tâm sự.

Giàu như anh bán chuối chiên Sài Gòn: Mở quán cơm 5k cho người thu nhập chưa cao, 5 năm đắt hàng - Ảnh 11.

Chính niềm vui của người lao động là động lực để anh Hoà và những người bạn của mình vững bước trên con đường của mình.

Có một câu nói rất hay mà anh Hoà đã dán trong quán cơm rằng: Tài sản quý giá nhất của một con người không chỉ là một cái đầu đầy kiến thức mà đó còn là một trái tim đầy tình yêu, một lỗ tai sẵn sàng lắng nghe, một cánh tay sẵn sàng giúp đỡ.

Theo kenh14.vn
Minh Xuan.