(Vtrend.vn) Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh là một trong những tuyến đường huyết mạch ngay trung tâm thành phố, được đưa vào khai thác sử dụng từ cuối năm 2001, kết nối khu vực trung tâm với cửa ngõ phía Đông Bắc TP.HCM.

 Do công trình được xây dựng trên nền đất yếu, lưu lượng giao thông lớn và tình hình phát triển đô thị dọc 2 bên tuyến đường quá nhanh đã làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khai thác tuyến đường.

Nhiều đoạn đường bị hư hỏng và thường xuyên ngập úng, nhất là khi có mưa lớn hoặc triều cường, gây ùn tắc giao thông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tại khu vực.

UBND TP.HCM cho biết, từ năm 2009, Thành phố đã có chủ trương đầu tư sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh nhưng do khó khăn về nguồn vốn và cân nhắc hình thức đầu tư phù hợp nên đến nay vẫn chưa triển khai được, mà chỉ thực hiện duy tu dặm vá sửa chữa nhỏ hàng năm.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 1.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 2.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 3.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh từ lâu đã là một rốn ngập của TP.HCM. Cứ mỗi trận mưa lớn là con đường này ngập sâu trong nước khiến phương tiện, giao thông khu vực trở nên hỗn loạn.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 4.

Nhiều năm qua, lãnh đạo TP.HCM cũng đã tìm nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này. Trong đó, có việc thuê máy bơm siêu khủng tuy nhiên tình trạng ngập vẫn tái diễn. Mới đây, chủ đầu tư máy bơm siêu khủng này đã từ chối hợp động cho thành phố thuê với kinh phí 10 tỷ đồng/năm. Chủ máy bơm cho rằng mức phí thuê này quá thấp.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết, cơ quan này đã giao Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (Khu 1, thuộc sở GTVT) khảo sát và làm thiết kế để nâng cấp tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (nối quận 1 và quận Bình Thạnh).

Theo quyết định phê duyệt của Sở GTVT, dự án trên có tổng kinh phí gần 473 tỉ đồng. Mục tiêu vừa nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh nhằm đảm bảo an toàn giao thông, vừa cải tạo, xây mới hệ thống cống thoát nước để đảm bảo chống ngập.

Được biết dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh được thực hiện theo tim đường cũ, không mở rộng thêm. Song nhiều hạng mục kỹ thuật sẽ được cải tạo, xây mới. Cụ thể, dự án sẽ xây thêm hệ thống chiếu sáng hiện đại (sử dụng đèn led) và kết nối với trung tâm điều khiển. Vỉa hè cũng được cải tạo, nâng cấp để bố trí các tuyến cáp ngầm phục vụ cấp nước, viễn thông và điện lực… 

Hệ thống cây xanh, mảng xanh trên đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng sẽ được cải tạo, trồng mới, đồng thời ở dải phân cách giữa được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 5.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, đường Nguyễn Hữu Cảnh với chiều dài 31, km nhưng đang phải oằn lưng với 5 khu phức hợp gồm chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại. Chỉ riêng con đường này đã “gánh” hơn 18.500 căn hộ cao cấp.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 6.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 7.

Sở GTVT cho biết tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng trên nền đất yếu, lưu lượng giao thông lớn và tình hình phát triển đô thị dọc hai bên tuyến đường quá nhanh nên đã bị xuống cấp, nền mặt đường lún sâu làm hư hỏng hệ thống thoát nước gây ngập nước thường xuyên. Đây được coi là điểm đen về ùn tắc giao thông, ngập nước.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 8.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 9.

Cũng theo Sở GTVT, ngoài nâng cấp mặt đường, hệ thống cống thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ được cải tạo, xây mới. Trong đó, riêng đoạn đường từ Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, hệ thống cống thoát nước được giữ nguyên, chỉ nâng cao các miệng thu nước khi đường được nâng cấp.

Đối với các đoạn còn lại, hệ thống cống thoát nước hầu hết sẽ được xây mới. Cụ thể, đoạn đường trũng thấp hay bị ngập sẽ được lắp đặt thêm một hệ thống cống nằm dưới lòng đường, song song với hệ thống cống thoát nước cũ và liên kết với hệ thống cống này bằng hệ thống giếng thu gom nước. Những đoạn cống cũ đã xuống cấp, hư hỏng sẽ được lấp bít để tránh gây ra tình trạng lún, sụp.

 
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 10.

Theo đại diện Công ty Thoát nước đô thị TP HCM, qua phân tích cao độ địa hình, hệ thống thoát nước và kênh rạch hiện hữu thì lưu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh từ cầu vượt Thủ Thiêm về cầu Sài Gòn chỉ rộng khoảng 25,5 ha.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 11.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 12.

Trục đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) hay Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1) được coi là một trong những tuyến quá tải nhất về hạ tầng giao thông hiện nay của TP.HCM.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 13.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 14.

Tuyến đường này nằm cạnh sông Sài Gòn, tuy nhiên, do hệ thống cống bị xuống cấp, không đồng bộ, cốt nền thấp nên lượng nước mưa chảy tràn trên đường, khi gặp triều cường thì mặt đường chìm sâu trong biển nước.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 15.

Hầm chui Nguyễn Hữu Cảnh.

Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 16.
Cận cảnh cung đường tại trung tâm Tp.HCM sắp được đầu tư 500 tỷ đồng nâng cấp, giải quyết ngập úng - Ảnh 17.

Để giải quyết bài toán ngập, Trung tâm Chống ngập TP.HCM đã gắn một máy bơm gần khu vực phía sau tòa nhà Saigon Pearl bơm nước ra sông Sài Gòn. Tuy nhiên, do công suất máy bơm nhỏ nên hễ cứ mưa xuống là ngập.

Theo cafef.vn