(Vtrend.vn) Cổ phiếu tăng trưởng không phải là những cổ phiếu đã từng tăng trưởng mạnh trong quá khứ và hiện tại, mà phải là những cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong tương lai thì mới mang lại hiệu quả cho cổ đông, đầu tư cổ phiếu là đầu tư vì tương lai.
Kính mời quý độc giả đọc bài viết chia sẻ của Nhà đầu tư Phương và đừng quên gửi bài dự thi của mình qua email huongnguyenthithanh@vccorp.vn và hainguyenduc@vccorp.vn
***
Cổ phiếu tăng trưởng như một bông hoa hồng, nếu ta đến đúng lúc thì sẽ được thưởng thức vẻ đẹp tuyệt trần, hương thơm quyến rũ; nhưng nếu ta đến muộn thì điều ta nhận được chỉ là một bông hoa héo úa và chuẩn bị tàn lụi.
Khi xem các clip hay các chia sẻ trên mạng tôi thấy rằng họ dự báo tăng trưởng dựa vào tốc độ tăng trưởng trung bình 7 năm, 5 năm hoặc 3 năm trong quá khứ để có thể áp vào tương lai. Nghe có vẻ hợp lý vậy là tôi cũng áp vào VCS và BMP để rồi phải nhận trái đắng:
Tôi mua 10k cổ phiếu VCS giá ở mức giá 120k/cp với các chỉ số cơ bản như nhau: P/E = 16.2 lần với lý do:
– Trung bình 5 năm trong quá khứ VCS tăng trưởng lần lượt doanh thu 35.5%/năm và 83%/năm, một con số khủng khiếp cao hơn bất kỳ doanh nghiệp nào trên sàn kể cả VNM, MWG, PNJ, HPG…
– Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2017 so với 2016 cũng rất cao lần lượt là 35.5% và 66%
– Trong nghị quyết đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo của VCS cũng tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng cho VCS tối thiểu 20%/năm trong 5 năm tới
– Như vậy chỉ cần tăng trưởng 20%/năm thì định giá hiện tại vẫn quá rẻ đối với 1 cổ phiếu blue chip tuyệt vời
Và rồi KQKD của VCS không tăng như kỳ vọng của tôi, thậm chí còn giảm sút, điều này khiến giá cổ phiếu giảm không phanh, may mắn là tôi đã cắt lỗ tại mức giá 90k/cp, với vụ này tôi đã lỗ mất 300tr đồng.
Sai lầm của tôi:
– Đơn giản tôi nghĩ rằng 1 doanh nghiệp hàng đầu tăng trưởng lợi nhuận trong những năm trước lên đến gần 100% thì trong 1 -2 năm tới việc duy trì tăng trưởng 20%-30%/năm là việc hết sức bình thường
– Lãnh đạo doanh nghiệp nhều lầnđặt kế hoạch đều vượt thì tương lai chắc chắn cũng sẽ vượt và tôi tin họ hoàn toàn
– Tôi đã không nhìn vào thực tế là VCS đang bị cạnh tranh mạnh và công ty cũng đã hoạt động full công suất các nhà máy của mình trong khi chưa hề có mở rộng, điều này làm sao có thể giúp công ty tăng trưởng đây.
Đồng tôi mua 8k cổ phiếu BMP tại giá 90k/cp với P/E = 18 lần với lý do tôi mua như sau:
– BMP cũng giống như tăng VCS tăng trưởng rất mạnh trong quá khứ
– Có sự hậu thuẫn của cổ đông hàng đầu trong lĩnh vực nhựa của Thái Lan
– Tin thoái vốn tại BMP và có thể bán được với giá 150k/cp
Và rồi doanh thu của BMP cũng tăng như kỳ vọng nhưng lợi nhuận thì lại giảm, thoái vốn với giá thấp hơn dự kiến rất nhiều, và một lần nữa tôi lại phải cắt lỗ từ cổ phiếu mà mình cho là tăng trưởng, với BMP tôi lỗ 178tr đồng
Sai lầm của tôi:
– Yếu tố thoái vốn chỉ là ngắn hạn nó không liên quan nhiều đến kết quả kinh doanh, đầu tư cổ phiếu dựa theo tin thoái vốn là đầu cơ thì đúng nhất
– Việc công ty mở rộng nhà máy tăng sản lượng đó là về mặt cung sản phẩm, tôi đã quên mất rằng để có thể tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận bền thì cần phải có cầu đến từ thị trường đến từ khách hàng (Từ 2018 đã bắt đầu cho thấy ngành xây dựng, bất động sản có dấu hiệu chững lại làm cho cầu về nhựa xây dựng không tăng đáng kể, trong khi đó không chỉ BMP tăng cung mà các doanh nghiệp khác cũng thi nhau tăng công suất như NTP, DNP hay sự gia nhập ngành của đại giá HSG).
Sau khi thua lỗ nặng tôi nhận ra:
Cổ phiếu tăng trưởng không phải là những cổ phiếu đã từng tăng trưởng mạnh trong quá khứ và hiện tại, mà phải là những cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong tương lai thì mới mang lại hiệu quả cho cổ đông, đầu tư cổ phiếu là đầu tư vì tương lai.
Cổ phiếu tăng tưởng cũng không phải là những cổ phiếu được ban lãnh đạo đưa ra các tuyên bố kế hoạch to lớn về tương lai
Vậy là tôi đã vắt óc suy nghĩ, nghiên cứu tìm kiếm từ: Bản cáo bạch, Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính, nghị quyết hội đồng quản trị … cuối cùng tôi cũng tìm ra công thức kỳ diệu tìm ra cổ phiếu tăng trưởng trong dài hạn:
Thứ nhất: Bạn cần biết được mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có bền vững và phù hợp với xu hướng của thị trường không, vì trong quá khứ nhiều doanh nghiệp tăng trưởng nhờ 1 sự may mắn nhất định từ sự đột biến mà tương lai sẽ không còn tiếp diễn nữa ví dụ như TMT, HTL hưởng lợi đột biến từ quy định siết chặt tọng tải 2014-2015, hay một số doanh nghiệp thép hưởng lợi từ thuế nhập khẩu thép và nhu cầu đột biết từ bất động sản. Chỉ có những doanh nghiệp cố mô hình kinh doan bền vững phù hợp với xu hướng mới có thể duy trì tăng trưởng bền vững và dài hạn
Thứ hai: Một doanh nghiệp có được tăng trưởng dài hạn và bền vững thường có 1 hoặc vài đặc điểm sau: Sảm phẩm độc đáo, duy nhất (Apple, Microsoft, PNJ, TLG, DSN); Sản phẩm đi theo xu hướng (Amazon, Alibaba, FPT, VJC); Dẫn đầu về chi phí thấp (Wallmart, VNM, HPG, FPT); Doanh nghiệp có chiến lược tập trung hóa vào một sản phẩm hoặc phân khúc nhất định (Southwest Airline, Tương ớt Sriracha, QNS, TCT)
Thứ ba: Đặc điểm định lượng thường có của 1 doanh nghiệp tăng trưởng bền vững thông qua: 1. Biên lợi nhuận gộp cao và duy trì ổn định dài hạn (Lợi nhuận gộp/doanh thu), chỉ có những doanh nghiệp có những lợi thế kinh doanh đặc biệt mới có được biên lợi nhuận cao (VNM, HPG, WCS); 2. Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao (ROE); 3 Nợ vay thấp (Vay nợ/Vốn chủ sở hữu); 4. Dòng tiền của doanh nghiệp đến từ HĐKD tốt
Thứ tư: Để 1 doanh nghiệp có thể tăng trưởng mạnh và dài hạn thì cần có 1 chiến lược phát triển và mở rộng mạnh mẽ và hành động thực tế điều này được thể hiện qua:
– Thông điệp của lãnh đạo công ty thông qua: 1. Tầm nhìn sứ mệnh có tham vọng; 2. Chủ trương tại báo cáo thường niên; 3. Nghị quyết đại hội cổ đông
– Thông qua Báo cáo tài chính: 1. Đối với doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư tài sản cố định nhiều thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ là dòng tiền đầu tư âm lớn chủ yếu là do đầu tư tài sản cố định, máy móc sản xuất, Bảng cân đối kế toán là tài sản xây dựng dở dang tăng lên hoặc tài sản cố định tăng lên mạnh; 2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ đầu tư tài sản cố định ít thì cần nhìn vào cân đối kế toán tại khoản mục hàng tồn kho tăng lên tương ứng với doanh thu tăng lên trong báo cáo kết quả kinh doanh
Thứ năm: Một doanh nghiệp đã hội tụ tất cả các yếu tố trên nhưng để tăng trưởng được cả doanh thu và lợi nhuận bền vững thì chúng ta cần xem xét, việc mở rộng đó của doanh nghiệp:
1. Có dựa trên thế mạnh của doanh nghiệp như tài chính, thương hiệu, ngành nghề kinh doanh cốt lõi (trường hợp này đã xảy ra ở 1 số doanh nghiệp đang hoạt động tốt tại lĩnh vực kinh doanh cốt lõi nhưng đã lấn sân sang các mảng không phải sở trường như bất động sản, tài chính, hay 1 số doanh nghiệp xử dụng nợ vay quá lớn để đầu tư như HVG, TMT);
2. Việc mở rộng đó sản phẩm cũng cấp ra có gặp được cơ hội tiêu thụ tốt không hay là bị nguy cơ cạnh tranh khốc liệt (FPT mở rộng mảng công nghệ thông tin tận dụng cơ hội trên trong Cách mạng công nghệ 4.0 khả năng thành công sẽ cao; HPG mở rộng rát manh ở dung quất hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu tăng đến cả 50%-60% năm 2019, nhưng do cạnh tranh sẽ mạnh hơn do nhiều doanh nghiệp khác cũng mở rộng công suất, Formosa sẽ trạnh tranh trực tiếp, thuế nhập khẩu trung quốc sẽ giảm dần, trong khi cầu về thép xây dựng được dự báo là chững lại do đó lợi nhuận của HPG khó có thể tăng mạnh như mọi người kỳ vọng).
Theo cafef.vn
Minh Xuan.