(Vtrend.vn) Mặc dù chỉ đánh giá sơ bộ, tuy nhiên ông Bình cho biết tin tưởng vào năng lực kinh doanh của Vũ Nhôm, còn về năng lực tài chính dựa trên giá trị mảnh đất tại Đà Nẵng thì ông Bình cho rằng đảm bảo, mặc dù lúc này cá nhân Vũ Nhôm không có nhiều tiền mặt.
Trong phần xét hỏi, khi HĐXX chất vấn tại sao chọn Vũ Nhôm là cổ đông chiến lược trong lần tăng vốn cho DAB, ông Bình khai nhận vì tình thế bắt buộc. Được biết, lúc ông Bình gặp Vũ Nhôm, ông đã không còn đường nào để khắc phục hậu quả gây ra tại DAB trước đó, đồng thời nhắm thấy Vũ Nhôm có năng lực về kinh doanh, vốn… nên ông Bình cho biết rất muốn Vũ Nhôm trở thành cổ đông chiến lược DAB.
Mặc dù chỉ đánh giá sơ bộ, tuy nhiên ông Bình cho biết tin tưởng vào năng lực kinh doanh của Vũ Nhôm, còn về năng lực tài chính dựa trên giá trị mảnh đất tại Đà Nẵng thì ông Bình cho rằng đảm bảo, mặc dù lúc này cá nhân Vũ Nhôm không có nhiều tiền mặt.
Trần Phương Bình thấy có lỗi với Vũ Nhôm!
Thậm chí, liên quan đến hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 284 tỷ đồng trong việc mua 13,4 triệu USD chuyển cho Vũ Nhôm, ông Bình cho biết khi DAB ở tình trạng âm quỹ, nợ xấu tăng cao thì bản thân bị cáo cảm thấy rằng mình có một phần lỗi với Vũ Nhôm. Mặc dù, ông Bình khai báo không biết Vũ Nhôm sử dụng tiền vào việc gì.
Cáo trạng ghi nhận, năm 2013, DAB bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng để thu hút vốn đầu tư, mong muốn doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ đầu tư vào DAB để có tiền xử lý khó khăn tại DAB và để nâng cao thương hiệu, vị thế của DAB.
Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Vũ Nhôm thống nhất Vũ Nhôm mua 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2014, mục đích để Vũ Nhôm trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB.
Nguồn tiền mua cổ phần DAB gồm Vũ Nhôm thế chấp 220 Lô đất tại TP Đà Nẵng vay 400 tỷ đồng của DAB. Đối với 200 tỷ đồng còn lại, Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Vũ Nhôm và Vũ Nhôm kí khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB để Vũ có được 200 tỷ đồng tham gia mua cổ phần của DAB.
Vũ Nhôm chưa trả 200 tỷ còn lại
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Bình có khai ngày 17/1/2014, tại Phòng làm việc đã chỉ đạo ông Vinh (thủ quỹ) xuất quỹ chi 200 tỷ đồng của DAB chuyển vào tài khoản của Công ty Bắc Nam 79 để Công ty Bắc Nam 79 nộp tiền đăng ký mua cổ phần DAB, bằng cách ngân hàng lập chứng từ thu khống 200 tỷ đồng của Vũ Nhôm, đồng thời ngân hàng chi 200 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Bắc Nam 79 để Công ty này nộp tiền đăng ký mua cổ phần DAB. Sau đó, Vũ Nhôm trực tiếp viết và ký chứng từ nộp khống 200 tỷ đồng, biết rõ nguồn gốc số tiền 200 tỷ đồng nêu trên là của Ngân hàng.
Sau khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng bất thành, ngân hàng chuyển trả tiền cho các tổ chức và cá nhân đã đăng ký mua, trong đó trả Công ty Bắc Nam 79 số tiền 600 tỷ đồng và tiền lãi 9,6 tỷ đồng. Tiếp đến, ông Bình bán 50 triệu cổ phần DAB của 4 cổ đông hiện hữu cho Công ty Bắc Nam 79 với giá 500 tỷ đồng. Đồng thời, ông Bình yêu cầu Vũ Nhôm trả lại 200 tỷ đồng, ông Vũ hứa sẽ bán đất ở Đà Nẵng để trả nợ cho ông Bình. Tuy nhiên theo bị cáo Bình, đến nay Vũ Nhôm chưa trả nợ.
Còn lại, việc Công ty Bắc Nam 79 đầu tư mua 50 triệu cổ phần DAB của 4 cổ đông nêu trên là hoạt động đầu tư, mua bán bình thường, mua đứt bán đoạn, lời ăn, lỗ chịu.
Cũng trong phần trả lời xét hỏi với HĐXX, ông Bình cho biết từ năm 2007, chỉ mỗi ông Bình là thành viên HĐQT có tham gia điều hành DAB. Chi tiết lời khai:
HĐXX: Mỗi năm ĐHĐCĐ cổ đông họp bao nhiêu lần
Ông Bình: Dạ 1 lần. Người triệu tập là Chủ tịch HĐQT DAB, Chủ tịch lúc bấy giờ là Trưởng ban Kinh tế Thành uỷ TpHCM.
HĐXX: HĐQT DAB bao nhiêu người?
Ông Bình: Từ 5-11 người tuỳ vào giai đoạn.
HĐXX: Có thành viên HĐQT nào không điều hành không?
Ông Bình: Từ 2007, ngoại trừ bị cáo có tham gia điều hành thì 4 thành viên còn lại thì chỉ kiêm nhiệm và không điều hành.
HĐXX: Hạn mức chia cổ tức mỗi năm của DAB?
Ông Bình: Tuỳ thời điểm cũng như theo quy định pháp luật. Có năm chia cổ tức 40%, trước khi NHNN quy định chia cổ tức hàng năm thì DAB có thực hiện tạm ứng hàng quý cho cổ đông. Từ 1992-2014, căn cứ hoạt động DAB về mặt kinh doanh, dịch vụ… năm nào cũng chia lãi cho cổ đông, thấp nhất là 2014 khoảng 8%, các năm khác đèu trên 10%/năm, tính trên tổng số vốn cổ phần cổ đông hiện hữu.
HĐXX: Số tiền cổ tức được chi trả như thế nào?
Ông Bình: Kể từ năm 2005 DAB có mạnh dạn phát triển hệ thống thì ĐHĐCĐ và HĐQT quyết định chia cổ tức thông qua chuyển khoản một số cổ đông khác thì có thể nhận tiền mặt.
HĐXX: Vậy những ai nhận tiền mặt
HĐXX: Tất cả người thân bị cáo thì nhận như thế nào?
Ông Bình: Người thân bị cáo nhận thông qua thẻ, bị cáo chỉ đạo mở thẻ cho người nhà.
HĐXX: Các cuộc họp ĐHĐCĐ thì người nhà có họp không?
Ông Bình: Trường hợp không có mặt thì uỷ quyền cho bị cáo, còn nếu có mặt thì có mặt.
HĐXX: Số lượng cổ phần nắm giữ của người thân bị cáo lớn, có khi nào họ hỏi lý do mua cổ phần, tiền từ đâu mua cổ phần không?
Ông Bình: Dạ thường không hỏi.
HĐXX: Bị cáo có kinh doanh tài sản riêng?
Ông Bình: Bị cáo không có hoạt động nào khác ngoại trừ hoạt động tại DAB.
Theo cafef.vn
Minh Xuan.