(Vtrend.vn) Quán được biết đến với món ốc nóng vô cùng thơm ngon, thế nhưng đây là một quán ốc vô cùng đặc biệt khi cả người bán lẫn người mua đều giao tiếp với nhau bằng cử chỉ.

Nằm trên con phố ẩm thực Tống Duy Tân, quán ốc nhỏ với đặc trưng ốc nóng vô cùng hút khách dường như là địa chỉ dừng chân cho những ai yêu thích món ăn dân giã này.

Với những người say mê ẩm thực Sài thành, quán ốc của cô Khánh, chú Hùng là một địa chỉ vô cùng quen thuộc để có thể thõa cơn thèm ốc mỗi buổi chiều.

Quán ốc cô Khánh là địa chủ yêu thích của nhiều người.

Quán cóc nhỏ lôi cuốn thực khách bởi vị béo ngậy của những con ốc quyện lẫn với thức nước chấm đặc trưng. Người ta vẫn thường bảo nhau rằng, đến ăn ốc ở quán cô Khánh là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi tất cả chủ quán lẫn người phục vụ ở đây đều là người khiếm thính.

Họ không thể trao đổi với khách hàng bằng lời nói nên buộc lòng họ phải dùng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt. Có lần, chị đồng nghiệp cùng từng nói chuyện về quán ốc này khi đưa cậu con trai nhỏ ghé quán. Cậu bé mới chỉ lên lớp 1 đã khóc nức nở khi nghe rằng chủ quán lẫn nhân viên đều là những người khiếm thính.

Món ốc vô cùng hấp dẫn.

Dường như, việc trao đổi với nhau bằng cử chỉ đã là điều vô cùng quen thuộc nên khách ghé quán “cứ theo lệ mà làm”. Tất cả đều dùng tay hoặc chỉ tay và tấm bảng in sẵn để gọi món. Nhiều người ghé quán lần đầu chắc hẳn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ nhưng sẽ dễ dàng quen ngay vì sự phục vụ nhiệt tình và cô cùng thân thiện của chủ quán.

Ở quán ốc cô Khanh, ốc mít và ốc vặn là 2 món nổi tiếng nhất. Nước chấm vô cùng đặc trưng dường như là thứ níu chân thực khách quay lại. Thông thường, mỗi suất ốc có giá từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng gồm 1bát ốc, 1 bát nước chấm, 1 bát sung ăn kèm.

Điểm vô cùng đặc biệt tại đây nữa là nếu thực khách nào có nhu cầu sẽ được phục vụ thêm một bát nước ốc kèm theo. Trà đá tại đây cũng là miễn phí.

Không thể giao tiếp bằng lời nói như người bình thường được nên khi thanh toán, nhân viên của quán cũng sử dụng tay để ra kí hiệu cho khách. Thường với những bàn ăn ít món, nhân viên sẽ ra kí hiệu bằng tay để báo giá cho thực khách.

Được biết, trước đây lúc còn trẻ, cô Khánh gồng gánh mưu sinh bằng nghề bán miến cua dạo trên phố cổ. Sau một lần bạo bệnh, do phải uống thuốc và điều trị kháng sinh quá liều nên cô Khánh hoàn toàn mất đi khả năng nghe.

Dường như, không chịu đầu hàng với số phận, một thời gian sau, người dân khu phố lại thấy cô Khánh trở lại với gánh miến cua nhưng hàng quán lại vô cùng ế ẩm. Một phần vì ế ẩm, một phần vì sức khỏe yếu dần nên cô chuyển qua bán ốc.

Những con ốc đã được sơ chế vô cùng sạch sẽ.

Thời điểm đầu quán ốc mở ra, khách hàng còn vô cùng thưa thớt, mọi thứ còn vô cùng khó khăn khi mọi giao tiếp đều rất hạn chế. Sau đó, “phát minh” viết tên các món ăn lên biển rồi treo lên đã khiến quán buôn bán khởi sắc hơn và dần dần người tìm đến ủng hộ nhiều hơn.

Điểm níu chân thực khách ghé quán không phải vì thương hại mà vì chất lương của những món ốc của cô Khánh. Mỗi sáng, cô Khánh thường thức dậy rất sớm để đi chợ chọn mua ốc cùng những nguyên liệu. Sau đó, ốc được chọn lựa kỹ. Cô Khánh còn chế biến ra thứ nước chấm đặc trưng mà chỉ quán của cô mới có.

Tiếng lành đồn xa, giờ đây, quán ốc nhỏ của gia đình cô đã trở thành điểm đến của nhiều thực khách. Sau đó, gia đình cô Khánh quyết tâm nhận những người khiếm thính giống như mình vào làm ở quán.

20 năm trôi qua, hương vị quán ốc của cô Khánh dường như vẫn giữ nguyên như ngày nào. Khách hàng lẫn chủ quán vẫn dành cho nhau những nụ cười tươi như bày tỏ những lời mà họ muốn nói.

PT

Theo Saostar