Ngày 27/4, tại Gala Center (Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP.HCM), SmartPay – doanh nghiệp hàng đầu cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ, hỗ trợ kinh doanh đã phối hợp cùng Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử”.
Chương trình diễn ra với sự hiện diện ông Nguyễn Tấn Việt – Chủ tịch Hiệp hội F&B TP.HCM, ông Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam, Ban lãnh đạo của SmartPay… và hơn 130 doanh nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực tại TP.HCM.
Cũng trong tọa đàm này, SmartPay chính thức khởi động chương trình “Tặng 50.000 thiết bị thông báo thanh toán SmartBox cho các tiểu thương Việt” nhằm đem lại một giải pháp hoàn toàn miễn phí giúp doanh nghiệp an tâm kinh doanh khi ứng dụng thanh toán không tiền mặt.
Hành trình tặng 50,000 SmartBox giúp các nhà bán hàng an tâm kinh doanh
Mục tiêu phát triển chính của SmartPay là góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử với các giải pháp công nghệ. Song song với việc phổ biến các phương thức chuyển đổi số, SmartPay cũng không ngừng tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp các giao dịch không tiền mặt dễ dàng hơn, an toàn hơn. Đơn vị luôn đề cao việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ bổ sung cho sản phẩm của mình để thật sự trở thành một giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu khác nhau của từng nhà bán hàng.
Khi giao dịch không tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, hành vi lừa đảo qua lệnh chuyển khoản giả cũng liên tục tăng cao. Để hạn chế những rủi ro này, SmartPay đã ra mắt sản phẩm SmartBox – máy báo nhận tiền và khởi động Hành trình “Tặng miễn phí 50,000 SmartBox đến tiểu thương Việt” với tổng giá trị 25 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp vừa làm quen với phương thức thanh toán điện tử, vừa an tâm kinh doanh.
Một trong những giải pháp thanh toán mà SmartPay hiện đang cung cấp là dịch vụ quét mã SmartQR, có ưu điểm vượt trội khi chấp nhận mọi hình thức chuyển khoản từ tất cả các ứng dụng ngân hàng cho đến ví điện tử hoàn toàn miễn phí.
Khi khách hàng quét mã thanh toán SmartQR và chuyển khoản thành công, SmartBox sẽ lập tức phát ra âm thanh thông báo đã nhận được tiền, tránh thất thoát doanh thu cho người bán. Máy có thiết kế nhỏ gọn, có thể kết nối nhanh Wifi và 4G, thích hợp sử dụng cho cả khu vực tính tiền nhỏ hẹp.
Ngoài ra, nhà bán hàng tham dự chương trình còn được miễn phí đăng ký ứng dụng SmartShop – ứng dụng giúp tối ưu giám sát kinh doanh, quản lý bán hàng hiệu quả.
Khách tham dự tọa đàm trở thành những người đầu tiên trải nghiệm giải pháp mới này của SmartPay hoàn toàn miễn phí. Đây là cơ hội để các đơn vị tiếp cận dịch vụ thanh toán và chuyển đổi số hiện đại với chi phí bằng 0.
Ông Amrit Pal Singh Kapoor – Đại diện SmartPay cho biết: “Việc nỗ lực mang đến nhiều giải pháp đa dạng thúc đẩy hoạt động kinh doanh giúp SmartPay trở thành “người bạn” đồng hành không thể thiếu cùng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Trong tương lai, SmartPay dự định sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ giúp nhà bán hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ tối ưu hóa kinh doanh trong thời đại số.”.
Nâng cao nhận thức và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thanh toán điện tử cho doanh nghiệp F&B
Từ sau đại dịch COVID-19, thói quen thanh toán của người tiêu dùng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cụ thể, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Số lần giao dịch qua phương thức QR code tăng đến 182,5% còn số lần giao dịch qua POS tăng 53,57%.
Nhu cầu tăng cao cùng công nghệ phát triển đã tạo động lực đẩy mạnh chuyển đổi số tại các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có phần chậm chân hơn trong xu hướng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như khó khăn trong việc triển khai, không đủ kinh phí đầu tư, hay ít nhận được sự quan tâm từ các tổ chức tài chính và dịch vụ thanh toán.
Đối với các doanh nghiệp F&B, việc chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu khách hàng lại càng cấp thiết vì đặc thù ngành là có lượng khách nhiều và đa dạng.
Buổi tọa đàm “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử” đã giúp các doanh nghiệp F&B hiểu rõ hơn về thanh toán số và ứng dụng vào doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.
Toạ đàm gồm 3 phiên hội thảo. Trong phiên đầu tiên, Tiến sĩ Trần Quý chia sẻ tư duy mới về chuyển đổi số, thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam, các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các đơn vị trong lĩnh vực ẩm thực/giải trí.
Phiên thứ hai của chương trình là nơi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế số phân tích, giải đáp những khó khăn mà các doanh nghiệp F&B thường gặp phải khi bước đầu áp dụng chuyển đổi số. Trong đó, đại diện SmartPay đã trình bày những giải pháp chuyên biệt cho từng vấn đề để các nhà bán hàng hiểu và dễ dàng áp dụng vào việc kinh doanh của mình.
Ở phiên hội thảo cuối, SmartPay đã trình bày các giải pháp tài chính, công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ẩm thực và giải trí trong việc tiếp cận với các phương thức thanh toán không tiền mặt.
Buổi tọa đàm cũng là dịp để SmartPay kết nối với các thành viên thuộc Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM nhằm giới thiệu những giải pháp tài chính, công nghệ tiên tiến nhất của mình, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước.
Về Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM:
Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM (FBA) được thành lập vào tháng 1/2023, trực thuộc Sở Du lịch TP.HCM, với mong muốn góp phần quảng bá, tôn vinh văn hóa ẩm thực thành phố nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung thông qua các sự kiện lễ hội ẩm thực, văn hoá, du lịch, xúc tiến thương mại.
Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM là cầu nối để hơn 10.000 hội viên nòng cốt, bao gồm các cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trên địa bàn thành phố cùng nhau hợp tác và nâng cao nghiệp vụ ngành ẩm thực, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh, đưa ẩm thực TP.HCM thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Về SmartPay:
Kể từ khi thành lập vào tháng 5/2019, SmartPay lấy nhà bán hàng vừa và nhỏ làm trọng tâm, giúp họ phát triển thông qua việc cung cấp công nghệ tiên tiến, nhanh, tiết kiệm và đáng tin cậy. Tính tới cuối năm 2022, SmartPay có hơn 700.000 nhà bán hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán) và cộng đồng hơn 40 triệu người dùng trong cả nước.
Với sứ mệnh thúc đẩy và nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhà bán hàng vừa và nhỏ, SmartPay giúp nhà bán hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán như quét mã QR, chạm thanh toán, nhận diện gương mặt, thẻ ngân hàng và cổng thanh toán trực tuyến, giúp họ kinh doanh hiệu quả bất kể quy mô. Đồng thời, SmartPay còn thiết kế và phát triển những giải pháp nhằm hỗ trợ tài chính cho hơn 4 triệu tiểu thương tại Việt Nam thông qua các sản phẩm như Mua trước trả sau, Trả góp, Vay kinh doanh,…
Thông tin thêm: SMARTNET (Công ty sở hữu SmartPay) là thành viên Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam (VNBA) theo quyết định số 40/QĐ-HĐHH (ngày 24/10/2019), đồng thời được nhận chứng nhận bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ 1 (Payment Card Industry Data Security Standard) – tiêu chuẩn bảo mật được áp dụng trên toàn cầu, bảo đảm an toàn cho dữ liệu thẻ khi được xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng hoặc doanh nghiệp thanh toán.
Ân Lâm