(Vtrend.vn) Rủi ro toàn cầu gia tăng khiến phí CDS 5 năm của Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục tăng.
CDS Việt Nam tháng 10 so với tháng 9 (nguồn: VSCC)
Diễn biến CDS các nước (Nguồn: VCSC)
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS) còn được gọi là công cụ chứng khoán phái sinh, hoặc Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng. CSD ban đầu là một dạng bảo hiểm dành cho trái phiếu tồn tại dưới hình thức một khoản nợ được chứng khoán hóa. CDS là một loại chứng khoán phái sinh và có nét giống với hợp đồng bảo hiểm vì đây là một thỏa thuận hoán đổi rủi ro.
Khi tham gia vào CDS, người mua CDS trả cho người bán một khoản phí (gọi là CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Phí CDS thường có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay; và được tính theo điểm cơ bản (tỷ lệ %) hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng.
Nói một cách dễ hiểu, với các điều kiện như nhau thì theo đánh giá của thị trường, một công ty/quốc gia có tiền phí CDS càng cao được xem là khả năng phá sản càng cao. Việc lấy phí cao hơn là để bù đắp cho nguy cơ rủi ro dễ bị xảy ra.
Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu tất cả các kỳ hạn của Việt Nam trong tháng 10 đều tăng mạnh 13-29 điểm cơ bản so với tháng 9 do thanh khoản hệ thống giảm. Lợi suất kỳ hạn 5 năm đạt 4,75%, tăng 29 điểm cơ bản so với tháng 9 và 39 điểm cơ bản so với đầu năm.
Lợi suất trái phiếu thứ cấp của Việt Nam 7 năm qua (nguồn: VCSC)
VCSC dự báo lợi suất cuối năm có thể sẽ chịu áp lực tăng do Fed tăng lãi suất, đồng USD tăng giá và tăng trưởng tín dụng mạnh hơn. Tuy nhiên, lợi suất sẽ chỉ tăng nhẹ nhờ tình hình lạm phát, tăng trưởng tín dụng và tỷ giá VND/USD nhìn chung vẫn nằm trong vùng kiểm soát.
Phước An
Theo cafef.vn